Thưa bác sỹ! Con trai tôi đang mọc răng sữa nhưng mới được vài răng, thỉnh thoảng cháu kêu đau răng nên tôi sợ có ảnh hưởng gì đó. Không biết là răng sữa có tủy không thưa bác sỹ? Nếu có tủy thì số lượng thế nào có khiến cho bé bị đau đớn không ạ? Mong bác sỹ tư vấn giúp! (Lê Ngọc Anh – Đà Nẵng).
TRẢ LỜI:
Thân chào bạn!
Rất cảm ơn bạn Ngọc Anh đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Răng sữa có tủy không, số lượng ống tủy như thế nào?” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:
Cấu trúc của răng sữa cũng gần tương tự như răng vĩnh viễn. Không chỉ cấu tạo mà chức năng của răng sữa cũng như vậy, có nhiều ý nghĩa đối với người sở hữu. Hiểu được cấu tạo của răng sữa sẽ có giá trị quan trọng trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
Răng sữa có tủy không và có đau không
1. Vậy răng sữa có tủy không, số lượng như thế nào?
Những chiếc răng sữa cũng có cảm giác, cũng giúp trẻ cảm nhận được thức ăn, tạo lực nhai phù hợp và linh hoạt với các loại thực phẩm khác nhau. Điều này cho thấy trong cấu trúc răng sữa cũng có bộ phận làm nên cảm giác cho răng. Đó chính là các ống ngà và tủy răng. Đây cũng chính là đáp án cho cấu hỏi răng sữa có tủy không một cách chính xác.
Tuy nhiên, tủy răng sữa nằm trong buồng tủy khá lớn so với tỷ lệ thân răng sữa. Tỷ lệ tương quan này lớn hơn so với tương quan tỷ lệ tủy răng với thân răng ở những chiếc răng vĩnh viễn.
Tủy răng sữa có sừng tủy nằm ở gần đường nối men ngà hơn so với tủy ở răng vĩnh viễn. Ngoài ra, ở răng sữa còn có những ống tủy phụ.
Số lượng tủy răng sữa tương ứng với các răng ở từng. Với răng cửa, chỉ có một ống tủy. Ở các răng hàm sữa, số lượng tủy răng bằng với số chân răng. Do các chân răng hàm sữa có xu hướng tách xa nhau về phía chóp răng nên tủy răng hàm sữa cũng có xu hướng như thế.
Răng sữa có tủy không, tủy răng sữa như thế nào?
2. Răng sữa có tủy không, Một số lưu ý về tủy răng sữa
Tủy răng sữa cũng chính là hệ thần kinh trung ương của răng sữa. Đó chính là bộ phần làm nên cảm giác cho răng, phải ứng cho răng trước các tác động bên ngoài và hỗ trợ trong ăn nhai tốt hơn, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn uống.
Tuy nhiên, tủy răng gần sát với đường nối men răng trong khi ngà răng và men răng sữa lại tương đối mỏng nên tủy rất dễ bị vi khuẩn và các acid xâm nhập tấn công gây viêm. Khi tủy bị viêm, trẻ cũng sẽ đứng trước nguy cơ mất răng sữa vĩnh viễn. Tuy rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng trưởng thành nhưng trong trường hợp răng sữa mất sớm khi răng trưởng thành chưa được thay thế, thì trẻ sẽ gặp nhiều rắc rối với việc ăn uống, thẩm mỹ và làm sai khác, lệch lạc cho hàm răng vĩnh viễn về sau.
Bởi vậy, giữ cho tủy răng sữa được an toàn là cần thiết. Cho nên tốt nhất tránh cho răng sữa bị mòn men, hỏng ngà, bị sâu răng hay viêm nướu. Bởi những vấn đề bệnh lý kể trên sẽ trực tiếp khiến cho tủy răng sữa bị viêm dẫn tới hỏng tủy răng sữa vĩnh viễn.
Trường hợp con bạn kêu đau răng có thể do nền răng sữa của bé không được chắc khỏe nên yếu hơn và dễ bị đau ê khi ăn uống. Cho bé thăm khám là cần thiết để phát hiện sớm các vấn đề và khắc phục hợp lý.
Nên đưa trẻ đi khám để phát hiện sớm các vấn đề của tủy răng sữa
Vì thế các bác sỹ Nha khoa KIM khuyên nếu quan tâm đến việc răng sữa có tủy không thì nên có biện pháp phòng ngừa bệnh lý cho răng để vừa bảo vệ tủy vừa bảo vệ sức khỏe tổng thể cho răng.
Nếu cần được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ theo số Hotline 1900 6899, các bác sỹ Nha khoa KIM sẽ tận tình giải đáp cho bạn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét