Cũng giống như người lớn chúng ta, trẻ em là đối tượng dễ mất các bệnh về rang miệng nhất đăc biệt là bệnh sâu răng. Bệnh lý này gây ra những tổn thương cho trẻ cũng như khiến trẻ bị đau nhức khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Cách chữa bệnh sâu răng sữa qua bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn được những ký năng cũng như kinh nghiệm chữa sâu răng sưa ở trẻ.
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em
Mặc dù chỉ là những chiếc răng sữa nhưng chúng cũng đóng vai trò như những chiếc răng vĩnh viễn như: đảm bảo thẩm mỹ, kích thích sự phát triển xương hàm, thực hiện ăn nhai, hỗ trợ quá trình phát âm. Sâu răng sữa ở trẻ em thường có diễn biến nhanh và mức độ phá hủy răng nhanh hơn so với người trưởng thành. Vì vậy, mất răng và tình trạng thường xảy ra khi trẻ bị sâu răng.
Sâu răng sữa ở trẻ thường do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Trẻ em thường rất ưa thích ăn bánh kẹo ngọt
Phần lớn trẻ em đều ưa chuộng những loại thức ăn nước uống chứa nhiều đường như: bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga…Đường có trong thực phẩm là tác nhân gây nên những lỗ sâu trên răng.
Trẻ em là đối tượng chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng quan trọng như thế nào, trong khi đó các bậc phụ huynh lại khá chủ quan trong việc này cho con em mình.
Với răng sữa, độ cứng của men và ngà răng không cao nên rất dễ bị tác động bởi vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài.
Một chiếc răng sâu thường bắt nguồn từ rất lâu trước khi thể hiện cụ thể trên răng. Những lỗ sâu không ngừng phát triển, lan sâu và rộng trên răng gây đau nhức kho bé. Những chiếc răng sâu sẽ dễ bị ê buốt và nhạy cảm khi bé tiếp xúc với những loại thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt…Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng ăn nhai và hệ tiêu hóa của trẻ.
Cách chữa bệnh sâu răng sữa ở trẻ em?
Để phòng chống sâu răng, cần tập cho trẻ em có thói quen uống nước súc miệng sạch sẽ, chải răng thường xuyên sau khi ăn. Theo các nha sỹ, khi trẻ lên 3 tuổi là thời điểm thích hợp để tập cho bé làm quen với việc sử dụng bàn chải đánh răng và ý thức được việc chăm sóc răng miệng. Bạn nên chọn loại kem đánh răng và bàn chải thích hợp với độ tuổi của các cháu.
Các bậc phụ hunh cũng nên kiểm soát chế độ ăn uống của con em mình. Nên tránh cho bé ăn nhiều đồ ngọt, mà thay vào đó là ưu tiên trái cây, rau của quả tươi. Chúng vừa là nguồn vitamin phong phú tốt cho sức khỏe vừa giúp bé làm sạch răng một cách tự nhiên và hiệu quả.
Đối với những trường hợp răng sâu, sau khi đã thăm khám cụ thể bác sĩ sẽ thực hiện nạo vét lấy đi những phần mô răng bị tổn thương và trám những răng này lại. Điều này giúp bảo vệ răng sinh lý trước sự xâm nhập của vi khuẩn, mảng bám.
Khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần phải đưa trẻ đi khám răng thường xuyên. Khám răng định kỳ ) 4-6 tháng/ lần ) giúp phát hiện và chữa trị kịp thời những răng sâu, bệnh và phòng ngừa lây lan qua những răng khác. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt mà còn tác động tích cực đến sức khỏe toàn thân của con em chúng ta.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét