Câu hỏi: Chào bác sỹ nha khoa Kim! Thời gian gần đây răng hàm của em tự dung khá là đau, khi sờ vào em cảm thấy răng bị lung lay kha là nhiều, ăn uống thấy vướng víu và khó chịu. Em thấy rất lòa lo lắng vì không biết răng mình gặp tình trạng gì, liệu có bị rụng không? Em mong bác sỹ tư vân cho em cách chữa răng bị lung lay là sao để chắc lại được như cũ ạ?. Em cảm ơn bác sỹ nhiều ạ.(Thanh Hải, Hà Nam).
Trả lời:
Chào bạn Thanh Hải!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Khi răng lung lay làm sao để chắc lại như bình thường?” của bạn, Nha khoa Kim xin được giải đáp cụ thể như sau:
Răng lung làm sao để chắc lại?
Không quan tâm tới vệ sinh răng miệng chính là một nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị lung lay. Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng) và gây ra viêm lợi. Khi răng của bạn bị lung lay là dấu hiệu của bệnh lý tủy hoặc cũng có thể do viêm nha chu.
Trong trường hợp răng bạn vẫn bị triệu chứng cũ, không giảm sau khi điều trị tủy thì có thể do điều trị tủy không tốt hoặc do bệnh thật sự của nó là viêm nha chu. Nếu là do điều trị tủy không tốt thì bạn phải điều trị lại, hết viêm, hết nhiễm trùng thì từ từ răng sẽ bớt lung lay. Còn nếu là do viêm nha chu thì tùy mức độ nặng nhẹ, lượng xương tiêu đi nhiều hay ít mà tiên lượng tốt hay không.
Vậy răng lung lay làm sao để chắc lại như bình thường?
Thực ra, để răng lung lay làm sao để chắc lại còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau.
Nếu xương xung quanh răng còn nhiều thì có khả năng răng cứng lại sau khi đã cạo vôi và xử lý mặt chân răng. Sau đó bác sỹ sẽ tiến hành các biện pháp cố định chuyên khoa khác đẻ cho răng chắc khỏe trở lại. Còn trong trường hợp xương bao quanh để giữ răng bị tiêu quá nhiều, chỉ còn 1 chút xíu giữ răng thì e rằng răng này phải nhổ.
Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám khác để tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ. Răng chúng ta không phải là lúc nào cũng cố định, cứng ngắc mà luôn có độ di động nhẹ để đáp ứng tốt hơn với lực tác động lên nó. Vì vậy, để phân biệt lung lay sinh lý và lung lay bệnh lý phải do bác sĩ xác định mới được. Thậm chí một số trường hợp răng đang lấy tủy có thể hơi lung lay nhiều hơn 1 chút, nhưng lấy tủy xong thì đa phần là chắc lại như trước. Bạn nên quay lại bác sĩ khám lại xem độ lung lay này của răng là có bình thường không hay là có nguyên nhân nào.
Sau khi đã điều trị xong nên chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng và lấy cao răng định kỳ. Đây là cách phòng ngừa răng lung lay tốt nhất. Vì nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự lỏng lẻo của dây chằng nha chu và tổ chức quanh răng khiến cho răng lung lay đó là hiện tượng cao răng, viêm nha chu. Chỉ cần giữ cho răng và nướu khỏe mạnh không bị vi khuẩn tấn công thì hoàn toàn có thể tránh được tình trạng răng lung lay.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét