“Thứ nhất đau mắt thứ nhì đau nhức răng hàm“. Những ai đã từng trải qua cơn đau nhức hành hạ mới thấu hiểu được những phiền toái mà nó gây ra. Cách chữa đau nhức răng hiệu quả sẽ căn cứ chính xác vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Tất cả các phỏng đoán đều không mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất mà cần có sự thăm khám cụ thể của nha sỹ.
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đau nhức răng hàm?
Đau nhức răng hàm luôn được khởi phát từ khá nhiều nguyên nhân mà đôi khi nếu không có sự thăm khám cụ thể thì rất khó nhận biết được. Trong đó viêm nướu, viêm chóp răng và sâu răng là những nguyên nhân hàng đầu tạo nên cảm giác đau nhức cho răng khi vi khuẩn xâm lấn đến cấu trúc của răng và hệ thống nha chu xung quanh răng.
Ban đầu, các bệnh lý răng miệng này không có biểu hiện rõ rệt nên bệnh nhân thường dễ bỏ qua, tuy nhiên khi cấu trúc răng bị tổn thương thì đau nhức sẽ cảm nhận được rõ nét, đặc biệt là khi bạn ăn nhai hay chịu các kích thích nóng lạnh thì cảm giác đau càng tăng lên.
Chữa đau nhức răng hàm tại nhà hiệu quả cao
Răng bị chấn thương, vỡ mẻ hay răng bị viêm tủy cũng là những nguyên nhân hàng đầu khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức ngày đêm mà nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì nguy cơ mất răng là khá cao.
Cách chữa đau nhức răng hàm hiệu quả nhất?
Để có được cách chữa đau nhức răng hàm hiệu quả thì việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh là điều quan trọng cần thực hiện trước tiên. Các phương pháp dân gian được áp dụng khá nhiều trong việc giảm đau nhức do nhiều nguyên nhân gây ra. Thực tế cho thấy, các phương pháp này chỉ giúp làm giảm cơn đau tạm thời mà không thể điều trị tận gốc được vấn đề nếu không có sự thăm khám kỹ lưỡng bởi các nghiệp vụ nha khoa.
Để xoa dịu cơn đau nhức răng, bệnh nhân có thể dùng nước trà xanh hay nước muối loãng súc miệng hàng ngày. Tỏi và gừng giã nát đắp lên phần răng đau cũng giúp làm thuyên giảm cảm giác đau nhức khá hiệu quả.
Có một phương pháp dân gian chữa đau nhức răng hàm cũng thường được áp dụng cho những bệnh nhân đau răng mà không phải ai cũng biết. Hãy gõ răng cửa phía trên, dưới, sau đó gõ răng bên phải, bên trái. Khi gõ, ngậm hai hàm răng lại, gõ vừa phải, mỗi lần gõ 30 – 50 lần. Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt hợp cốc (huyệt nằm giữa vùng chữ V của ngón tay cái và ngón trỏ) mỗi bên 10 lần. Thực hiện một vài lần, bạn sẽ nhận thấy cơn đau nhức được dịu bớt khá nhiều bởi các huyệt đạo ở tay có mỗi liên hệ chặt chẽ với dây thần kinh ở răng.
Chườm đá là cách chữa đau nhức răng hàm cấp tốc
Cách chữa đau nhức răng hàm hiệu quả nhất cần căn cứ vào tình trạng thực tế và nguyên nhân cụ thể của cơn đau là gì. Với trường hợp đau nhức răng do viêm nướu hay viêm nha chu thì lấy cao răng và điều trị bằng thuốc giảm đau aspirin và kháng sinh là điều cần thiết để hạn chế viêm nhiễm và giảm đau tối đa.
Khi nhức răng xuất phát từ tình trạng sâu răng hay răng vỡ mẻ thì hàn trám sẽ là phương cách được tính đến trước tiên. Phần răng sâu sẽ được làm sạch bằng dụng cụ chuyên khoa trước khi tiến hành hàn trám. Thao tác này chính là điều trị răng sâu, loại bỏ các mô răng bệnh và quyết định đến việc cơn đau có thuyên giảm hay không. Việc nạo sạch vết sâu đòi hỏi nha sỹ có chuyên môn giỏi để tránh tình trạng vết sâu còn tồn tại hay xâm lấn quá mức đến các mô răng thật.
Sau khi vết sâu được làm sạch thì thao tác hàn trám răng sẽ được tiến hành nhằm tái tạo hình dáng cho răng cũng như ngăn ngừa vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài tác động vào phần răng bị tổn thương.
Đối với những răng sâu gây viêm nhiễm tới tận tủy thì việc điều trị tủy cần được tiến hành trước khi hàn trám bít chỗ sâu.
Răng bị chấn thương gây đau nhức cũng hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách hàn trám nhằm phục hình cho răng, giảm đau và hỗ trợ ăn nhai tốt.
Hàn trám là cách chữa đau nhức răng hàm hiệu quả
Hiện nay, hàn răng mang lại hiệu quả khá tốt với độ bền chắc cao, đặc biệt là khi thực hiện với công nghệ trám Laser Tech của Hoa Kỳ. Công nghệ mới không xâm lấn đến cấu trúc của răng, làm tăng cường độ kết dính giữa vật liệu trám và bề mặt răng, nhờ đó mà vết trám không bị bong bật khi ăn nhai.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét